Hầu hết mọi người trong chúng ta đều biết đến Walt Disney như một thương hiệu quá nổi tiếng về giải trí - gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ trên thế giới. Song hầu như rất ít người biết về Walt Disney - người sáng lập ra tập đoàn Walt Disney hùng mạnh. Bài viết này là để chia sẻ một góc nhìn khác về Walt Disney
Hầu hết mọi người trong chúng ta đều biết đến Walt Disney
như một thương hiệu quá nổi tiếng về giải trí - gắn liền với tuổi thơ của bao
thế hệ trên thế giới.
Song hầu như rất ít người biết về Walt Disney - người sáng lập ra tập đoàn Walt Disney hùng mạnh. Bài viết này là để chia sẻ một góc nhìn khác về Walt Disney. Walt Disney, một Nhân Mã điển hình (sinh ngày 5.12.1901) là một trong 3 thần tượng trong công việc & cuộc sống của tôi (bên cạnh Sir Alex Ferguson & Thomas Watson - người sáng lập IBM).
Song hầu như rất ít người biết về Walt Disney - người sáng lập ra tập đoàn Walt Disney hùng mạnh. Bài viết này là để chia sẻ một góc nhìn khác về Walt Disney. Walt Disney, một Nhân Mã điển hình (sinh ngày 5.12.1901) là một trong 3 thần tượng trong công việc & cuộc sống của tôi (bên cạnh Sir Alex Ferguson & Thomas Watson - người sáng lập IBM).
Hầu hết mọi người trong chúng ta đều biết đến Walt Disney. |
Thành công của Walt Disney hiện nay không phải ngẫu nhiên –
mà có thể xem là một trong những tấm gương về triết lý kinh doanh, nghị lực và
trí óc marketing thiên tài. Theo quan điểm của tôi, người có óc kinh doanh gần
với Walt Disney nhất là “Igod” Steve Jobs. Các thông tin và dẫn chứng trong bài
viết này được lấy từ các tài liệu sau:
- Google.
- Wikipedia.
- “Xây để
trường tồn” – “Build to last” (Jim Collins).
- “Những câu
chuyện kinh doanh thành công nhất mọi thời đại” - tổng hợp bởi Forbes, dịch
& xuất bản tại Việt Nam bởi NXB Trẻ (rất tiếc là giờ không còn tái bản).
1) Óc marketing thiên tài:
Tôi sẽ không nói nhiều về tiểu sử và con đường thành công của
Walt Disney – vì mọi người có thể Google dễ dàng. Tôi xin phân tích về óc
marketing thiên tài của Walt Disney - thể hiện qua 3 điểm chính:
a)Triết lý kinh doanh của Walt Disney gói gọn trong 2 câu nói của ông:
- “Tôi không vẽ phim hoạt hình cho trẻ thơ, tôi vẽ phim hoạt
hình trong đứa trẻ trong mỗi chúng ta. Tôi gọi đứa trẻ đó là sự ngây thơ. Trong
cuộc sống, nếu vì bất cứ lý do nào mà để mất đi sự ngây thơ đó thì thật là đáng
tiếc.”
Ngoài triết lý rất nhân văn trong câu nói, điểm thiên tài của
Walt Disney là ông bỏ qua những lý thuyết thông thường về khách hàng mục tiêu
(phân tích theo hành vi, độ tuổi – demographic) mà đi vào “nhu cầu mục tiêu”.
Nói cách khác, Walt Disney không xác định “target audience” mà xác định “target need”, đây không phải là sản phẩm cho trẻ em – mà là sản phẩm cho những người có nhu cầu trở vể tuổi thơ. Trong cuộc sống ngày càng bận rộn và căng thẳng hiện nay, chắc hẳn mỗi chúng ta đều thầm mong ước trở về tuổi thơ – như lời một bài hát “đã đủ lớn để mong bé lại …”.
Nói cách khác, Walt Disney không xác định “target audience” mà xác định “target need”, đây không phải là sản phẩm cho trẻ em – mà là sản phẩm cho những người có nhu cầu trở vể tuổi thơ. Trong cuộc sống ngày càng bận rộn và căng thẳng hiện nay, chắc hẳn mỗi chúng ta đều thầm mong ước trở về tuổi thơ – như lời một bài hát “đã đủ lớn để mong bé lại …”.
Tôi không vẽ phim hoạt hình cho trẻ thơ, tôi vẽ phim hoạt hình trong đứa trẻ trong mỗi chúng ta. |
Bằng cách xác định mục tiêu như vậy, thị trường
của Walt Disney có thể nói là tất cả mọi người, không còn giới hạn bởi lứa tuổi,
địa lý, ranh giới nào.
Minh chứng cho điều đó – xin hỏi ở đây có bao nhiêu người “quá tuổi trẻ em” mà vẫn bỏ tiền, bỏ thời gian ra xem những bộ phim như “Toy Story 3”. Một khi đã trở thành khách hàng của Walt Disney, bạn sẽ luôn là khách hàng của họ, luôn luôn – như Apple vậy.
Minh chứng cho điều đó – xin hỏi ở đây có bao nhiêu người “quá tuổi trẻ em” mà vẫn bỏ tiền, bỏ thời gian ra xem những bộ phim như “Toy Story 3”. Một khi đã trở thành khách hàng của Walt Disney, bạn sẽ luôn là khách hàng của họ, luôn luôn – như Apple vậy.
- “It’s fun
to do the impossible” – “Làm điều không thể thật sự rất vui”, đó là câu nói của
ông vào những năm 1945. 20 năm sau, một nhà kinh tế học - xuất thân từ CIA, đã
thêm vào vế sau “Because there is less competition there” – “bởi vì ở đó có ít
cạnh tranh hơn”.
Thật vậy, khi đã nói về “the impossible” – “điều tưởng chừng
không thể”, thì đó không phải là bài toán về nguồn lực – mà là bài toán về niềm
tin. Hãy nhìn lại “the impossible” của các công ty hàng đầu – Yahoo ra đời với
mong muốn “sắp xếp trật tự các trang web trên toàn thế giới”, Google ra đời với
mong muốn “cho phép người dùng tải tất cả các trang web xuống máy tính cá
nhân”.
Chính vì chọn “the impossible” làm mục tiêu, nên những “gã khởi nghiệp
trong gara” (như lời của Bill Gates) mới là những thành công vang dội - chứ
không phải những “trọc phú” công nghệ như IBM, Microsoft, Cissco …
b) Internal branding – xây dựng niềm tự hào của nhân viên:
Một trong những trọng tâm của marketing hiện đại là
chiếm được niềm tin tuyệt đối của “khách hàng nội bộ” - vốn là những nhân viên
trong công ty, những người sẽ trực tiếp làm ra sản phẩm & thuyết phục công
chúng sử dụng.
Hãy nghe Walt Disney “định vị” công ty của mình: “Walt
Disney là một phần của lực lượng sáng tạo làm nên thế giới tưởng tượng của trẻ
em trên toàn cầu.”
Một “định vị” rất nhân văn, rõ ràng, không kiêu ngạo song đầy cuốn hút. Vì Chúa, nếu bạn là một nhân tài, bạn có muốn làm tại Walt Disney không - có muốn là một phần của điều vĩ đại đó không? .
Điểm đáng lưu ý là Walt Disney đưa ra “định vị” này vào những năm 1940 - tức là 48 năm trước khi khái niệm “thương hiệu” – “brand” ra đời (vào năm 1988).
Đi trước thế giới 48 năm – hãy tưởng tượng mà xem, không tuyệt vời sao?
Một “định vị” rất nhân văn, rõ ràng, không kiêu ngạo song đầy cuốn hút. Vì Chúa, nếu bạn là một nhân tài, bạn có muốn làm tại Walt Disney không - có muốn là một phần của điều vĩ đại đó không? .
Điểm đáng lưu ý là Walt Disney đưa ra “định vị” này vào những năm 1940 - tức là 48 năm trước khi khái niệm “thương hiệu” – “brand” ra đời (vào năm 1988).
Đi trước thế giới 48 năm – hãy tưởng tượng mà xem, không tuyệt vời sao?
Xây dựng niềm tự hào nội bộ còn thể hiện bằng việc Walt
Disney “tẩy não” và liên kết nhân viên của mình một cách triệt để với công việc.
Tại Walt Disney – nhân viên là “diễn viên”, công ty là “sàn diễn”, khách
hàng là “người xem” … Một loạt những thuật ngữ rất “sân khấu” được sử dụng
để mô tả công việc – như luôn nhắc nhở mỗi nhân viên rằng họ đang làm trong
ngành công nghiệp nào.
Nguyễn Dũng
(còn tiếp...)
>> Xem thêm: Walt Disney dưới góc nhìn marketing ( Phần 2 ) - Tiếp
>> Xem thêm: Walt Disney dưới góc nhìn marketing - phần cuối
>> Xem thêm: Walt Disney dưới góc nhìn marketing ( Phần 2 ) - Tiếp
>> Xem thêm: Walt Disney dưới góc nhìn marketing - phần cuối
COMMENTS