Người thương binh khởi nghiệp từ... Rác thải

Trở về sau chiến tranh, mang trên mình những vết thương khó lành; Người thương binh 2/4 Trần Mạnh Du (Tiểu khu 12, thị trấn Lương Sơn, Hòa ...

Trở về sau chiến tranh, mang trên mình những vết thương khó lành; Người thương binh 2/4 Trần Mạnh Du (Tiểu khu 12, thị trấn Lương Sơn, Hòa bình) vẫn luôn nỗ lực cố gắng gìn giữ và phát huy bản chất "Anh bộ đội Cụ Hồ", vượt qua bệnh tật để trở thành người thương binh gương mẫu. Không chỉ làm giàu cho chính mình, ông còn tạo việc làm cho bao người lao động nghèo khác.

Ông Trần Mạnh Du cùng công nhân trong buổi làm việc 

Nhìn khung cảnh khang trang, sạch sẽ của chợ Lương Sơn 7 hôm nay ít ai biết rằng công lao ấy là của một người thương binh già tận tụy. Chính ông đã lập nên kỳ tích di dời toàn bộ “núi rác” của chợ Lương Sơn 7 và thành lập Công ty vệ sinh môi trường huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Tác phong nhanh nhẹn của người lính dường như chưa hề mai một ở người thương binh đã bước qua cái tuổi lục tuần này.
Một hai ba...bố con ta cùng đi thồ rác

Thương binh 2/4 Trần Mạnh Du trở về từ chiến trường với hai bàn tay trắng. Hành trang của ông là niềm tự hào của một người lính đã cống hiến hết mình cho đất nước. Nhưng hạnh phúc dường như đã không mỉm cười với ông khi người vợ trẻ đột ngột qua đời. Niềm vui sum họp méo mó bởi miếng cơm manh áo thường nhật. Ông rơi vào cảnh “gà trống nuôi con”. 
Bao đêm liền ông trằn trọc tìm lối thoát cho mình. Hai bàn tay trắng và đàn con thơ dại, ông phải làm gì để sống? Thế là ngoài giờ đi làm ở Ủy ban, mấy bố con ông cùng với chiếc xe thồ lang thang khắp các chợ, các phố để tìm việc. Ai thuê gì thì làm đấy, kiếm miếng cơm qua ngày. Những lúc rảnh rỗi không có việc gì làm, không ai thuê thì hai bố con lại thồ những xe rác ở chợ Lương Sơn đi đổ. Ông tâm sự: khi ấy, nhìn núi rác ô nhiễm thế mình không đành lòng ngồi yên. Thấy mấy bố con ông Du chăm chỉ, người dân quanh đó thương tình mới góp tiền trả công. Từ đó, bố con ông Du nhận luôn việc làm vệ sinh cho chợ Lương Sơn. Cứ túc tắc như thế, cuộc sống gian nan của mấy bố con ông dần dần cũng qua. 


  • Người thương binh với công ty quy mô 30 công nhân 
  • Thành lập công ty với 30 công nhân
Ông Du luôn ấp ủ một ước mơ một ngày nào đó sẽ bắt rác thải phải…sinh lợi. Làm ăn khấm khá hơn, mấy bố con ông chắt chiu mua được một chiếc xe công nông đầu ngang để chở rác. Nhớ lại những ngày ấy, ông Du tâm sự: “Lúc đầu cũng khó khăn cực nhọc lắm nhưng rồi khi mấy đứa nhỏ bắt đầu lớn và biết phụ bố thì công việc dần ổn định hơn". Sau đó, ông thuê một vài người làm. Thực ra, đó chỉ là những người xa cơ lỡ vận nhưng họ có tâm huyết và gắn bó với mình nên công việc cứ thế trôi chảy. Quang gánh trên vai, hai bố con ông và những người công nhân cùng làm rồi về nhà ăn những bữa cơm đạm bạc nhưng giàu tình giàu nghĩa chứ ông cũng chẳng có nhiều tiền để trả công cho họ.

Công việc làm ăn thuận lợi, ông mạnh dạn đầu tư mua xe gom rác và hai chiếc xe tải chuyên chở rác. Ông chủ động xin đất để đầu tư xây dựng bãi đổ rác hợp vệ sinh. Ông ước mơ một ngày nào đó sẽ xây dựng nhà máy ép rác thải thành phân vi sinh với tổng kinh phí lên tới hàng chục tỷ đồng. 

Đến nay, tổ hợp vệ sinh của bố con ông Du đã lớn mạnh và trở thành một Công ty chuyên về vệ sinh môi trường với gần 30 công nhân do ông làm Giám đốc. Công nhân đều có mức thu nhập ổn định, được đóng bảo hiểm, có chế độ nghỉ ngày lễ tết. Và điều đặc biệt, trong công ty của ông cũng có một tổ chức công đoàn ra đời để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 

Ngồi kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời mình, người thương binh ấy chỉ luôn miệng nhận mình là người may mắn được quân đội nuôi dạy thành người. Sinh ra tại một miền quê chiêm trũng của tỉnh Nam Định, lớn lên trên mảnh đất Hoà Bình và cũng chính ở nơi này ông gia nhập vào đoàn quân Nam tiến, mười tám tuổi, đã biết thế nào là sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mấy năm liền gắn bó với Tây Nguyên và chiến trường miền Đông, ngẫm lại thấy cuộc đời bộ đội cũng đầy kỷ niệm, nhớ mãi khi đi trên đoàn tàu qua ga Hà Nội, chỉ một buổi sáng, những lá thư của các mẹ, các chị, các em gái Hà Nội bay kín cả những toa tàu. Đó là những lá thư không giành cho bất kỳ ai nhưng lại giành cho tất cả chúng tôi. Một anh lính trẻ như tôi đã trân trọng mang theo những lá thư ấy đi khắp các chiến trường. Hai lần đối mặt với cái chết, mang trong mình một mảnh đạn và để lại chiến trường một con mắt, sức mạnh để vượt qua tất cả cũng bắt đầu những lá thư rất đẹp ấy. Nhưng đã trải qua từng ấy thăng trầm rồi, không có gì làm mình lùi bước trong cuộc sống đời thường này nữa, nhớ lại những năm tháng hào hùng ấy và như để lí giải thêm cho cái sự “liều” trong dự án rác thải của mình, ông Du tâm sự. 

Nhân ngày Thương binh, Liệt sỹ Việt Nam; CRMVIET xin gửi tới các Mẹ Việt Nam anh hùng, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công trong cả nước những lời chúc tốt đẹp nhất.
Nguồn: St

>> Xem thêm : Phần mềm quản lý khách hàng CRMVIET

COMMENTS

Tên

bán hàng,7,Chuyện doanh nhân,20,CRM,102,Digital Marketing,23,Email Marketing,34,Khởi nghiệp,13,quản lý doanh nghiệp,15,SMS Marketing,8,Tổng đài,8,
ltr
item
Phần mềm quản lý khách hàng CRMVIET: Người thương binh khởi nghiệp từ... Rác thải
Người thương binh khởi nghiệp từ... Rác thải
https://3.bp.blogspot.com/-CUEpM0RIW4M/VbX_xGdQgiI/AAAAAAAAAfU/qdN1oMJtUuA/s1600/Th%25C6%25B0%25C6%25A1ng-binh-Tr%25E1%25BA%25A7n-M%25E1%25BA%25A1nh-Du.jpg
https://3.bp.blogspot.com/-CUEpM0RIW4M/VbX_xGdQgiI/AAAAAAAAAfU/qdN1oMJtUuA/s72-c/Th%25C6%25B0%25C6%25A1ng-binh-Tr%25E1%25BA%25A7n-M%25E1%25BA%25A1nh-Du.jpg
Phần mềm quản lý khách hàng CRMVIET
https://blog.crmviet.vn/2015/07/nguoi-thuong-binh-khoi-nghiep-tu-rac.html
https://blog.crmviet.vn/
https://blog.crmviet.vn/
https://blog.crmviet.vn/2015/07/nguoi-thuong-binh-khoi-nghiep-tu-rac.html
true
2098150919759324652
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy